Thứ Hai, 31 tháng 7, 2017

IELTS reading - Bài đọc Reading đang ngày càng khó hơn?

“Em nghe nói là bài Reading ngày càng khó hơn, có đúng không vậy anh?” “Mấy quyển Cambridge gần đây khó quá, em thấy bảo thi thật còn khó hơn đúng không anh?” Đó là những câu hỏi mà rất nhiều bạn học sinh hỏi mình, mình chỉ biết trấn an các bạn rằng: cứ chăm chỉ học tập rồi khó mấy cũng làm được. Hôm nay mình muốn chia sẻ chút kinh nghiệm của mình để các bạn sắp thi yên tâm ôn luyện hơn.

Xem thêm bài viết: 

Mình được 9.0 Reading, kết quả hoàn toàn nhờ tự học, tự mày mò quá trình ôn luyện. Mình hiểu rất rõ ở mỗi band cụ thể các bạn cần làm gì. Hôm mình thi (24/6) cá nhân mình đánh giá bài đọc ở mức vừa phải (tương đương và cực sát các cuốn Cambridge 4, 5,6. Nhiều bạn sẽ rất bất ngờ đúng không?). 
Các bạn học sinh của mình đánh giá một bài đọc là khó khi nó không phải về chủ đề mà họ có vốn từ tốt, khi nhìn một câu mà tìm keyword mỏi mắt không thấy, khi bài đọc dài mà còn gồm nhiều dạng bài khác nhau… Đây có lẽ là khó khăn chung của nhiều bạn khi đọc, trong đó có mình trước đây. Mình cũng từng nghĩ bài đọc là khó khi mình có ít vốn từ về nó, cũng tìm đi tìm lại mà không thấy keyword hay từ/cụm từ đồng nghĩa. Qua một thời gian rèn luyện, thu thập và làm giàu thêm vốn từ, điểm của mình tầm 7.5. Nhưng để đạt band cao hơn nữa (điểm 9 cũng chẳng quá xa vời) bạn cần THỰC SỰ HIỂU IELTS READING. 

Từ kinh nghiệm cá nhân, mình cho rằng: ĐỀ DỄ HAY KHÓ, KHÔNG NẰM Ở BÀI ĐỌC, MÀ NẰM Ở CÁCH RA CÂU HỎI! HÃY ĐỌC VÀ PHÂN TÍCH CÂU HỎI THẬT KỸ LƯỠNG.
Các bạn cũng biết rõ rằng bài đọc Reading, dù là bất cứ chủ đề nào, luôn chứa một lượng lớn các từ học thuật, đảm bảo rằng khi bạn có được một vốn từ nhất định, bạn có thể đọc và hiểu cơ bản về mặt nội dung, trả lời được 60 đến 70% các câu hỏi. Cách ra các câu hỏi trong phần Reading cũng vậy. Mình từng đọc về các bài viết của Pauline Cullen (chắc đây là test writer rất nổi tiếng rồi, viết các cuốn The Official Cambridge Guide to IELTS, Vocabulary for IELTS…). Bà là người ra các câu hỏi Reading, hay huấn luyện cho các test writers kh[Góc Reading]
Bài đọc Reading đang ngày càng khó hơn???
“Em nghe nói là bài Reading ngày càng khó hơn, có đúng không vậy anh?”
“Mấy quyển Cambridge gần đây khó quá, em thấy bảo thi thật còn khó hơn đúng không anh?”
Đó là những câu hỏi mà rất nhiều bạn học sinh hỏi mình, mình chỉ biết trấn an các bạn rằng: cứ chăm chỉ học tập rồi khó mấy cũng làm được. Hôm nay mình muốn chia sẻ chút kinh nghiệm của mình để các bạn sắp thi yên tâm ôn luyện hơn.

Mình được 9.0 Reading, kết quả hoàn toàn nhờ tự học, tự mày mò quá trình ôn luyện. Mình hiểu rất rõ ở mỗi band cụ thể các bạn cần làm gì. Hôm mình thi (24/6) cá nhân mình đánh giá bài đọc ở mức vừa phải (tương đương và cực sát các cuốn Cambridge 4, 5,6. Nhiều bạn sẽ rất bất ngờ đúng không?). 
Các bạn học sinh của mình đánh giá một bài đọc là khó khi nó không phải về chủ đề mà họ có vốn từ tốt, khi nhìn một câu mà tìm keyword mỏi mắt không thấy, khi bài đọc dài mà còn gồm nhiều dạng bài khác nhau… Đây có lẽ là khó khăn chung của nhiều bạn khi đọc, trong đó có mình trước đây. Mình cũng từng nghĩ bài đọc là khó khi mình có ít vốn từ về nó, cũng tìm đi tìm lại mà không thấy keyword hay từ/cụm từ đồng nghĩa. Qua một thời gian rèn luyện, thu thập và làm giàu thêm vốn từ, điểm của mình tầm 7.5. Nhưng để đạt band cao hơn nữa (điểm 9 cũng chẳng quá xa vời) bạn cần THỰC SỰ HIỂU IELTS READING. 

Từ kinh nghiệm cá nhân, mình cho rằng: ĐỀ DỄ HAY KHÓ, KHÔNG NẰM Ở BÀI ĐỌC, MÀ NẰM Ở CÁCH RA CÂU HỎI! HÃY ĐỌC VÀ PHÂN TÍCH CÂU HỎI THẬT KỸ LƯỠNG.

Các bạn cũng biết rõ rằng bài đọc Reading, dù là bất cứ chủ đề nào, luôn chứa một lượng lớn các từ học thuật, đảm bảo rằng khi bạn có được một vốn từ nhất định, bạn có thể đọc và hiểu cơ bản về mặt nội dung, trả lời được 60 đến 70% các câu hỏi. Cách ra các câu hỏi trong phần Reading cũng vậy. Mình từng đọc về các bài viết của Pauline Cullen (chắc đây là test writer rất nổi tiếng rồi, viết các cuốn The Official Cambridge Guide to IELTS, Vocabulary for IELTS…). Bà là người ra các câu hỏi Reading, hay huấn luyện cho các test writers khác về cách thức ra câu hỏi. SẼ LUÔN CÓ MỘT FORMAT NHẤT ĐỊNH CHO VIỆC RA CÂU HỎI mà bất cứ người ra đề nào cũng phải tuân theo. Hãy đầu tư thời gian rèn luyện bạn sẽ nhận thấy sự khác biệt rõ rệt trong cách ra câu hỏi giữa các cuốn sách mình làm. Với cá nhân mình, nếu thích bài đọc KHÓ, các bạn hãy làm cuốn IELTS Trainer. Mình không làm nhiều Recent Actual Test (cá nhân mình đánh giá cách ra câu hỏi của bộ này không hay và không sát). Những cuốn mà mình cho là sát nhất chính là Cambridge 4, 5, 6 (các cuốn về sau cách thức ra câu hỏi vẫn vậy, tuy câu hỏi có hơi khó hơn). 

Đây là kinh nghiệm cá nhân mình đúc rút từ một người cũng cải thiện lần lượt từ 6.5 đến 7.5 rồi lên 9.0. Mình chỉ muốn khẳng định rằng khi bạn đã THỰC SỰ hiểu câu hỏi cộng với vốn từ đủ dùng, bạn có thể “CHIẾN” bất cứ bài đọc IELTS nào. 

Chúc các bạn sắp thi bình tĩnh ôn luyện, đừng quá hoang mang trước các tin đồn thất thiệt.

ác về cách thức ra câu hỏi. SẼ LUÔN CÓ MỘT FORMAT NHẤT ĐỊNH CHO VIỆC RA CÂU HỎI mà bất cứ người ra đề nào cũng phải tuân theo. Hãy đầu tư thời gian rèn luyện bạn sẽ nhận thấy sự khác biệt rõ rệt trong cách ra câu hỏi giữa các cuốn sách mình làm. Với cá nhân mình, nếu thích bài đọc KHÓ, các bạn hãy làm cuốn IELTS Trainer. Mình không làm nhiều Recent Actual Test (cá nhân mình đánh giá cách ra câu hỏi của bộ này không hay và không sát). Những cuốn mà mình cho là sát nhất chính là Cambridge 4, 5, 6 (các cuốn về sau cách thức ra câu hỏi vẫn vậy, tuy câu hỏi có hơi khó hơn). 

Đây là kinh nghiệm cá nhân mình đúc rút từ một người cũng cải thiện lần lượt từ 6.5 đến 7.5 rồi lên 9.0. Mình chỉ muốn khẳng định rằng khi bạn đã THỰC SỰ hiểu câu hỏi cộng với vốn từ đủ dùng, bạn có thể “CHIẾN” bất cứ bài đọc IELTS nào?

Chúc các bạn sắp thi bình tĩnh ôn luyện, đừng quá hoang mang trước các tin đồn thất thiệt.

Thứ Năm, 27 tháng 7, 2017

5 cuốn sách ngữ pháp IELTS hay nhất

Học IELTS bản chất cũng có nghĩa là học tiếng Anh các bạn cũng phải đi lên từ kiến thức cơ bản nền tảng từ vựng, ngữ pháp, phát âm. Để giúp những bạn đang mới bắt đầu học tiếng Anh học IELTS, mình sẽ giới thiệu đến 5 cuốn sách ngữ pháp tiếng Anh cực kỳ hay, đã trở thành kinh điển trong giới học tiếng Anh mà nhất định các bạn không thể bỏ qua. Hãy tham khảo những cuốn sách dưới đây nhé!

Longman English Grammar Practice -  L.G. Alexander

Tác giả của cuốn sách Longman English Grammar Practice rất nổi tiếng thế giới với những cuốn sách học tiếng Anh cực hay, cuốn Longman English Grammar Practice đã giúp cho người học có thể tự ôn luyện ngữ pháp tại nhà, bổ sung kiến thức ngữ tiếng Anh tốt nhất từ cơ bản đến nâng cao.

GRAMMAR FOR IELTS – DÀNH CHO NHỮNG BẠN ĐẠT TỪ 5.5 IELTS TRỞ LÊN

GRAMMAR FOR IELTS được biên soạn nhà xuất bản nổi tiếng Cambridge, đây là một trong những cuốn sách học ngữ pháp rất hiệu quả cho những bạn nào học IELTS, bởi bạn sẽ nắm vững kiến thức ngữ pháp cần thiết cho kỳ thi IELTS của mình. Sách hợp nhất cho những bạn đã có kiến thức nền tảng khoảng 4.0 – 4.5 IELTS và cần nâng cao ngữ pháp của mình tốt hơn.

ADVANCED GRAMMAR IN USE

 ADVANCED GRAMMAR IN USE là cuốn sách ngữ pháp tiếng Anh cực hay cho các bạn nào muốn nâng cao trình độ ngữ pháp của bản thân tốt nhất. Khi học cuốn sách này bạn được học chủ điểm quan trọng về ngữ pháp cũng như làm bài tập củng cố kiến thức vững chắc.

A Practical English Grammar

Tiếp theo là cuốn sách học ngữ pháp khá hay muốn các bạn nên tham khảo đó là A Practical English Grammar tổng hợp những kiến thức ngữ pháp tiếng Anh quan trọng sẽ có trong IELTS. Sách này phù hợp cho người học bắt đầu. Với hệ thống bài tập củng cố cùng kiến thức ngữ pháp trình bày khoa học dễ hiểu, tin chắc rằng nếu luyện tập chăm chỉ bạn sẽ cải thiện được ngữ pháp của mình.

ENGLISH GRAMMAR IN USE

Nhắc đến sách ngữ pháp chắc hẳn chúng ta không thể bỏ qua cuốn ENGLISH GRAMMAR IN USE đã quá kinh điển phải không nào? Toàn bộ kiến thức ngữ pháp tiếng Anh thông dụng sẽ được đưa vào bài học lớn của cuốn sách. Sau mỗi bài học sẽ có bài tập để giúp các bạn luyện ngữ pháp, ghi nhớ hiệu quả nhất.

Lưu ý khi học sách. 

Sách học ngữ pháp thì có nhiều nhưng các bạn cần chọn cho mình cuốn sách phù hợp với trình độ của bản thân và học sách nào hãy đảm bảo học hết cuốn đó. Học theo hướng dẫn của sách, đảm bảo rằng bạn học không học qua loa nếu không sẽ không đạt được hiệu quả.

Xem thêm bài viết: 


Hi vọng với những cuốn sách luyện thi IELTS các bạn sẽ tự tin với kiến thức ngữ pháp nhé!





Thứ Hai, 24 tháng 7, 2017

5 bước học từ vựng dễ nhớ và hiệu quả

Dành cho mấy bạn đang struggle với việc học từ vựng ôn thi TOEIC đạt điểm cao như mong muốn nhé!

Xem thêm bài viết: 



Bước 1: Chuẩn bị mindset.
Vy biết học từ vựng mới là một việc vô cùng khó khăn, vì học đâu quên đó, ôn lại chục lần cũng quên tuốt nên đây là một cuộc đấu tranh chung mà ai cũng phải đối mặt. Vy còn nhớ, năm đầu tiên du học ở Mỹ, ngày nào cũng cặm cụi ngồi viết từ ra một cuốn sổ tay và ôn đi ôn lại mỗi ngày, nhưng ngày nào cũng phát hiện ra là mình chỉ nhớ tầm 2 từ trong số 10 từ mà ngày trước đó đã học. Bây giờ vốn từ của Vy chắc cũng khá hơn nhiều rồi, đọc sách báo khá thoải mái, thỉnh thoảng cũng phải tra từ nhưng nhìn chung là nắm được ý. Vậy nên, Vy muốn chia sẻ kinh nghiệm bản thân cũng như những điều mà Vy đã học được từ thầy cô trong học kỳ vừa rồi tham gia khoá học thạc sĩ ngôn ngữ học tại trường đại học nhé. Điều quan trọng nhất trước khi học bất cứ một ngôn ngữ nào là phải có cái nhìn đúng về nó và việc học từ vựng cũng vậy. Có nhiều bạn rất thích học một list từ mà không có ngữ cảnh và bao gồm các skills khác của tiếng Anh. Học như vậy không phải là một cách học hay vì thứ 1) bạn sẽ không có ngữ cảnh thì sẽ không biết cách dùng từ như thế nào và tình huống nào cho đúng. 2) Không có ngữ cảnh thì các bạn cũng sẽ rất dễ quên từ. Từ vựng không bao giờ tồn tại một mình nó mà luôn dính liền với tình huống và những từ vựng khác đi cùng với nó. Vậy nên cách học từ vựng tốt nhất là thông qua việc học nghe, đọc, nói, viết.

Thêm một điều nữa Vy muốn các bạn nhớ khi học từ vựng cũng như bất kì một skills nào trong tiếng Anh đó là “dục tốc bất đạt” nên cái gì cũng phải từ từ. Ông bà có nói mưa giầm thấm lâu, mỗi ngày đặt mục tiêu 5-10 từ mới, nhưng ngày nào cũng làm chứ đừng để 1 tuần không đụng vô rồi tuần thứ 2 học 100 từ, kết quả có thể là chỉ nhớ được 5 từ.
Bước mindset coi như tạm đủ.
Vậy chúng ta cùng bắt đầu 5 bước để các bạn học từ thiệt hiệu quả nha.
Bước 2: Lựa chọn nguồn và hãy học từ vựng qua các skills “thụ động.”
Skills thụ động ở đây là 2 skills nghe và đọc. Nó có cái tên thụ động là vì bạn để não bộ mình tiếp thu thông tin chứ không chủ động tạo ra thông tin. Khi dành thời gian cho các kỹ năng “thụ động” như đọc và nghe (đọc và nghe). Não bộ sẽ được tiếp xúc với một lượng lớn từ vựng. Quan trọng hơn, bạn sẽ được học cách dùng chúng như thế nào – chúng thường đi với các từ hay cụm từ nào, cách dùng ra sao và các loại từ khác nhau trong cùng một family. Vậy mấu chốt của từ “thụ động” là gì? Chỉ cần nghe và đọc tiếng Anh thật nhiều vào. Cách tiếp cận thụ động này nghe có vẻ mất thời gian nhưng đó là cách học hiệu quả nhất.
Bạn có nhiều sự lựa chọn với cách học này:
Nếu bạn mới bắt đầu và chưa biết bắt đầu từ đâu và muốn xây dựng kiến thức vững chắc với bài thi IELTS thì hãy bắt đầu với những nguồn sau đây:
Cho những bạn mới bắt đầu:
Xem phim dành cho trẻ em:
Series Gogo trên youtube thật sự là dành riêng cho người mới bắt đầu. Các bạn có thể xem tại đây: https://www.youtube.com/user/EFChildren/videos

Còn nêú bạn muốn nghe, đọc, xem video có tình huống ngữ cảnh khá hay thì có thể vào link này. Website này được thiết kế dành cho dân nhập cư mới đến Úc.

Trình ở Upper elementary hay lower intermediate
Có thể bắt đầu xem các bộ phim của Disney Channel hay Sponge Bob, Seasame Street. Những phim nổi tiếng thì nội dung phim hay sẽ giúp các bạn tập trung tốt hơn
Sau đó có thể xem TV show như: How I met your mother, Friends, Seinfeld, Firefly.
Ngoài ra có thể tải podcast về điện thoại để nghe khi đang lái xe hay lúc nào buồn chán.
Upper Intermediate – Advanced:

Đối với những bạn đã có skills tương đối thì nên bắt đầu những chủ đề học thuật hơn và phù hợp với chủ đề của bài thi IELTS Reading cũng như Listening, các bạn có thể xem các nguồn sau:
BBC Words in the News
The Economist: Bao gồm nhiều bài với cách viết như bài thi IELTS
TED: Dành cho những bạn đã có kiến thức khá vững. Nguồn thông tin VIDEO cực lớn với các chủ đề đa dạng và phong phú, còn có phụ đề giúp bạn dễ hiểu hơn
BBC 6 minutes
Quora.com: Hoạt động tương tự như Yahoo Ask and Answer nhưng câu trả lời sâu sắc và thấu đáo.
Discovery Channel
Phim Tài liệu về các chủ đề khoa học, lịch sử etc. Website:Hdviet.com có phụ đề tiếng anh.
Youtube: Là nguồn xem phim tài liệu khá tốt. Search: Documentary, CC. sẽ hiện ra tất cả các video có phụ đề
Các bạn có thể bắt đầu với những chủ đề mà bạn thấy thích nhưng sau đó phải mở rộng phạm vi chủ đề vì có như vậy vốn từ vựng mới phát triển toàn diện được.

Bước 3: Trong khi nghe đọc, tiếp thu từ vựng một cách chủ động
Khi nghe hay đọc, các bạn cần lưu ý một số điểm sau:
Nghe ít nhất 3-5 lần 1 đoạn, lần đầu có thể tập trung nghe ý tổng quát, lần 2 và 3 có thể note lại những từ cần tra từ điển để học thêm. Lần 4, 5 các bạn nên để ý cách nói, lên giọng xuống giọng ở đâu và nhại theo để học câu, từ, cấu trúc câu.
Khi đọc nếu thấy đọc một câu mà không hiểu từ hơn một nửa thì nên ngưng đọc nhưng nếu hiểu được 70% số từ trong câu nhưng không hiểu ý nghĩa nguyên câu thì nên tra nghĩa từ mới, đọc lại 2-4 lần cho đến hiểu mới thôi.
2 kĩ năng nghe đọc cũng như tăng vốn từ vựng sẽ tiêu tốn khá nhiều thời gian. Học ngôn ngữ không phải học toán, lý, hoá chỉ cần 1 buổi, 1 ngày, 2 ngày mà hiểu được bài mà ngôn ngữ là 1 kĩ năng phải được duy trì và luyện tập thường xuyên nên các bạn phải kiên trì và có chiến thuật học mỗi ngày.
Luôn nhớ rằng từ vựng không bao giờ tồn tại riêng lẻ. Các bạn không nên tập trung vào việc mình nghe được bao nhiêu bài hay số lượng mà nên tập trung vào chất lượng. Mình có hiểu hết bài đã nghe hay chưa, đã note lại từ vựng hay chưa, có hiểu tận tường bài đọc hay bài nghe hay không, cấu trúc nào mới và hay mà mình muốn sử dụng.
Bước 4: Dùng app học từ vựng
Các app học từ vựng phổ biến có thể dùng để học từ khá hiệu quả là quizlet.com hay Anki. Anki thì miền phí trên Android nhưng có phí trên iOS. Các bạn tải các app trên về điện thoai, click vào chữ Create để tạo bộ từ vựng cần học, sau đó có thể đăng ký tài khoản, nhập từ phía bên trái và nghĩa từ bên phải.
Lúc nhập nghĩa từ, những bạn mới bắt đầu có thể nhập tiếng Việt, sau này khi kĩ năng khá hơn thì có thể nhập tiếng Anh. Mỗi ngày đều có thể ôn từ bằng cách chơi trò chơi. Quizlet có thêm cả chức năng phát âm từ nhanh chậm nên các bạn có thể dùng để đọc theo để tránh phát âm sai.
Lưu ý: Bạn cần viết đúng chính tả khi học từ mới và PHÁT ÂM chính xác.
Khi học từ vựng mới, các bạn tuyệt đối không được lừoi tra từ điển để nghe cách phát âm. Điều quan trọng nhất là xem vị trí dấu nhấn ở đâu, đọc rõ âm được nhấn và giảm âm âm sau được nhấn. Nhấn âm và giảm âm là rất quan trọng trong việc học từ mới và sử dụng từ vựng mới. Ngoài ra quizlet có chức năng giúp bạn học cách đánh vần từ, nên sau khi nhập từ thì nhớ chơi trò spelling để nhớ cách đánh vần.
Lưu ý dành cho những bạn luyện thi IELTS speaking: Học đúng từ – List từ thông dụng nhất cho văn nói
RẤT QUAN TRỌNG! Năng lượng cơ thể và thời gian là 2 thứ hữu hạn nên bạn cần dùng chúng một cách khôn ngoan nhất. Nếu bạn dành thời gian học tập từ vựng để luyện thi IELTS, bạn cần đảm bảo rằng bạn đang học từ vựng thích hợp và chon lọc với kì thi này. Một sai lầm rất phổ biến là khi nhìn thấy một từ, bạn không hiểu nghĩa và nghĩ rằng từ đó quan trọng và cần phải học. Không phải như vậy. KHÔNG PHẢI TỪ NÀO CŨNG QUAN TRỌNG NHƯ NHAU. Bạn muốn tập trung thời gian và công sức vào những từ bạn sẽ sử dụng nhiều nhất. Đặc biệt là với phần thi IELTS Speaking, có một list từ thông dụng trong văn nói mà bạn cần tập trung vào chúng trước. Các bạn tham khảo blog sau để học từ vựng theo chủ đề, blog bao gồm tất cả các chủ đề thông dụng nhất cho IELTS speaking.

Ngoài ra đối với những bạn đã có một số vốn từ nhất định và skills Reading, Listening và Writing khá tốt, thì có thể tham khảo list tư gợi ý bao gồm 570 từ phổ biến nhất trong văn bản học thuật các loại. Các từ này nhìn có vẻ đơn giản nhưng thực ra nó được dùng rất nhiều trong các văn bản học thuật.

Nguồn:
Academic Vocabulary from The University of Nottingham: Website này cực kỳ hữu ích. Feature không chỉ bao gồm list từ à còn có AWL highlighter and gapmaker. Check it out!
Bước 5: Đừng chỉ viết ra từ – Học collocation và cụm từ
Nếu tôi chỉ được phép đưa ra một lời khuyên cho việc học từ vựng, thì đây chính là lời khuyên tôi sẽ đưa ra. Vì sao? Chúng ta không bào giờ dùng một từ riêng biệt cả, mà luôn là cụm từ, câu đi kèm ngữ cảnh vậy nên bạn cần phải biết ngữ cảnh của từ và những từ mà chúng đi chung.
Ví dụ: Analyze cái gì? Analyze data, information, result etc.
Bước 6: Ôn lại mỗi ngày. Ôn ở đây không phải chỉ là mở note hay app ra xem lại từ mà phải chủ động đọc lại từ, nghe từ và nhớ lại ngữ cảnh của từ.

Bạn nào thấy bài viết bổ ích thì like, share để Vy có động lực viết bài thêm nhé. Thank you!

Chủ Nhật, 16 tháng 7, 2017

6 website luyện nghe ghi chép hiệu quả

Đối với kỹ năng ielts writing muốn được lên trình tốt nhất các bạn cần phải luyện viết kết hợp với sửa bài viết. Sửa bài viết ở đây tức là bạn cần sửa nội dung viết cho chuẩn, ý tưởng tốt, không sai ngữ pháp... Nếu như bạn tự luyện viết ở nhà thì bản thân sẽ khó tự đánh giá được trình độ của mình vì vậy bài viết này sẽ giới thiệu đến các bạn những website hay giúp bạn chữa bài writing hiệu quả.

http://www.paperrater.com/

Paperrater là trang web giúp các bạn kiểm tra đánh bài viết của bạn tốt hay không?Nó có khả năng chấm lỗi chính tả, ngữ pháp, cách dùng từ, triển khai ý tưởng, từ vựng… 

Việc đưa bài viết lên site Paperrater không quá khó khăn, bạn chỉ cần có tài khoản trên đây post bài viết của mình và chỉ sau thời gian ngắn là bạn nhận được phản hồi về bài viết của mình, rất đơn giản và dễ dàng phải không nào?

http://www.testbig.com/

testbig dành cho bạn nào đang cần một người sửa lỗi ngữ pháp và có một writing essay hoàn chỉnh và speaking nữa nhé. Đây là một website mình ưa thích nhất dùng để check lỗi sai bài viết của mình. Nhiệm vụ của bạn rất đơn giản là bạn đăng kí một tài khoản hoàn toàn miễn phí và đưa bài lên web, ngay 10 giây sau sẽ được đánh giá bài làm luôn, web có: Nhắc và chữa lỗi ngữ pháp, từ vựng bạn không nên dùng, đoạn văn nào chưa được tốt, gợi ý những ý tưởng hay để bạn có bài viết tốt hơn.


https://writeandimprove.com/

Đây là trang web của Cambridge chuyên về sửa kỹ năng writing. Các hoạt động của website cũng khá đơn giản và dễ dàng. Đầu tiên chỉ cần bạn nhấp vào 1 topic có sẵn của site, viết bài trực tiếp trên đó và ấn nút nộp bài, trong vài phút máy sẽ check được kết quả bài viết của bạn.

Lang-8 (http://lang-8.com/)
Những website trên là do máy phân tích còn lang-8 là do người thực phân tích. Đây là cộng động xã hội online, nơi các bạn có thể đăng bài lên và nhận được những nhận xét của người bản xứ, chuyên gia IELTS chữa bài đưa ra ý kiến tốt nhất để các bạn biết được lỗi sai và khắc phục cho những bài viết sau.

English forums (https://www.englishforums.com)
English forums là nơi hội tụ nhiều thầy cô giáo giỏi về tiếng Anh, có kinh nghiệm giảng dạy trình độ IELTS cao. Vì vậy, khi đăng bài lên trên này bạn mất 24 tiếng hồ sau khi đăng sẽ được chữa bài từ chính các thầy cô. Sẽ chỉ cho bạn về lỗi ngữ pháp, từ vựng, diễn đạt ý tưởng, sự liên kết bài viết...

TUY NHIÊN, mình cũng LƯU Ý cho các bạn là: họ chỉ chữa đúng theo custom và grammar của người bản xứ thôi, cho nên nếu bạn muốn đạt điểm cao cũng như hiệu quả thì phải ép thêm topic vocabulary vào nha.

http://wrinity.com/newsfeed
Wrinity được ví như mạng xã hội dành cho IELTS writing, nơi mọi người có thể cùng nhau chia sẻ kiến thức về writing, tips học tập  và quan trọng mọi người có thể đăng bài viết của mình lên đây nhận được những đóng góp của mọi người về bài viết từ đó sẽ giúp bạn tiến bộ hơn rất nhiều.

 Vậy là những chia sẻ về các website chữa bài writing của mình đã kết thúc. Chúc các bạn học tập thật tốt nhé!. Ngoài ra, bạn tham khảo link tài liệu học IELTS 




Thứ Tư, 12 tháng 7, 2017

Những câu hỏi quen thuộc về IELTS writing task 1

Task 1 là một trong hai phần của IELTS writing, nhiệm vụ của bạn bài viết khoảng 150 từ báo cáo dữ liệu về một bảng biểu, biểu đồ, hay viết quy trình nào đó... Dưới đây là những câu hỏi quen thuộc mà nhiều người học IELTS hay thắc mắc.

Xem thêm bài viết: 



Có thể sử dụng thì quá khứ ở writing task 1 được không?
Tuỳ từng tình huống bạn mới sử dụng thì quá khứ nhưng câu mở bài nhất định bạn nên dùng thì hiện tại đơn. Nhưng đừng viết nhưng câu như “ the number was increased.” Khi miêu tả về số liệu, bạn chỉ cần viết đơn giản là “the number of...increased.” Bởi task 1 là bài báo cáo nên cấu trúc câu, từ vựng bạn sử dụng phải thể hiện sự chuẩn xác nhất.
Chúng ta có cần đề cập tất cả số liệu ở bài Writing task 1 không?
Không nhất thiết bạn phải cố gắng viết tất cả số liệu, chỉ cần chú ý đến các thông tin chính, quan trọng nhất. Nếu bạn cố gắng viết hết những gì bạn nhìn thấy sẽ khiến bài viết trở lên rối hơn và mất nhiều thời gian hơn. Tuy nhiên, nếu bạn chẳng đề cập tới một con số nào cả, chắc chắn rằng, bài Writing đó sẽ nhận được điểm kém. Vì vậy, hãy đảm bảo bạn lựa chọn những dữ liệu quan trọng và cần thiết mô tả trong bài viết của mình.
Writing task 1 có phải không cần phần kết luận?
Bất cứ bài viết nào Task 1 hay Task 2 cũng cần có đầy đủ cả 3 phần mở bài, thân bài và kết bài. Đừng bao giờ bạn chủ quan bỏ đi 2 phần mở bài và kết bài nếu không bạn sẽ bị trừ điểm một cách lãng phí.
Nhiều giáo viên khuyến khích sinh viên sử dụng các cụm từ “bottom out” hoặc “level off” để gây ấn tượng với giám khảo chấm thi? Liệu điều này có chính xác?
Tại sao không có “s” ở cụm “10-year period”?
“10-year” đóng vai trò là tính từ để miêu tả một khoảng thời gian. Nó mang nghĩa là “một khoảng thời gian dài” và chúng ta thì không thêm “s” vào tính từ đúng không?
Có thể sử dụng các từ như “plunge, plummet, rocket, soar” không?
Theo Simon, ông sẽ không sử dụng những từ này vởi chúng sẽ mang nghĩa hơi phóng đại và khiến giám khảo chấm thi đặt ra câu hỏi rằng: Liệu có phải bạn đã học một list các từ đồng nghĩa.
Ở phần mở bài, có thể bê nguyên từ trong đề bài được không?
Hoàn toàn được, miễn bạn đừng bê tất cả từ vựng xuống phần bài viết là được. Bạn có thể sủ dụng tên ở biểu đồ để paraphrase câu hỏi.
Điểm cho phần Writng task 1 và 2 được chia như thế nào?
1/3 tổng số điểm cho task 1 và 2/3 cho task 2
Sự khác biệt giữa “in+year” và “by+year” là gì?
Đây nhé, khi bạn viết “in 2007”, bạn chỉ đang nói về năm 2007. Chẳng han, “ House prices were at their highesr point in 2007”. Câu này chỉ nói về giá nhà trong năm 2007 là cao nhất chứ không đề cập đến giá nhà trước năm 2007 ra sao.
Khi bạn sử dụng “by 2007”, đồng nghĩa với việc bạn đang nói về những gì diễn ra trong khoảng thừoi gian trước và tính đến năm 2007. Ví dụ “House prices had risen to their highest point by 2007" sẽ gợi ý rằng giá nhà đang tăng theo tùng năm và cao nhất vào năm 2007.

Hãy nhớ rằng, chúng ta sẽ sử dụng thì quá khứ khi đi với “in 2007” và quá khứ hoàn thành khi với “by 2007”.

Thứ Bảy, 1 tháng 7, 2017

TẤT TẦN TẬT TÀI LIỆU ĐỂ BẠN TỰ HỌC LISTENING TỪ ĐẦU LÊN MIN 7.0 TRONG 6 THÁNG

Tháng 1: Nghe và bắt chước VOA Special English, vừa để luyện nghe chính xác từng từ, vừa để luyện nói theo ngữ điệu lên xuống. Một nguồn khác là Ted talks, nhưng Ted nói khá nhanh, nghe tốt tốt một chút rồi các bạn mới nên nghe theo Ted nhé
Link VOA
Link Ted

+ Cách làm: NGHE – CHÉP: Lần 1, ghe được vài giây thì pause lại, rồi ghi lại cẩn thận những gì đã nghe được, chỗ nào không nghe thấy nhớ dùng bút khác màu khoanh lại, đừng nghe lại đoạn đó luôn, nghe tiếp đã, một bài có vài phút thôi nhưng mình cũng phải note được gần 1 trang A4 đó ( Phương pháp này cần kiên trì và có thời gian nhé các bạn ). Lần 2, nghe lại và chú ý những chỗ lần 1 chưa nghe được. Nếu vẫn chưa nghe được nữa thì mới nhìn sub trên màn hình xem là gì, ghi lại và nghe đi nghe lại từ này, để biết tại sao mình không nghe được ( Do mình phát âm sai từ này, hay do người ta đọc nối âm ). Tiếp tục với những đoạn/từ còn lại. 
Làm như vậy trong 1 tháng, mỗi ngày đều đặn 1 bài, sẽ thấy khả năng nghe của mình cải thiện hơn hẳn, nghe rõ cả những từ a, an, the… 
 Ngoài ra các bạn có thể xem các seri phim Tiếng Anh ( Friends, How I met your mother) để quen giọng và dễ vào hơn

#THÁNG 2: Sách Listening Strategies for IELTS
Sau 1 tháng luyện như vậy rồi thì hãy bắt đầu nghe theo sách luyện nghe. Bài học xương máu của mình là không nên nghe full test luôn mà phải luyện tốt từng dạng đã nhé.

Quyển này chia theo từng dạng bài (Có 6 dạng chủ yếu trong Ielts Listening, chia ra tầm 4-5 ngày luyện 1 dạng), mỗi dạng trong quyển này có 20 bài để luyện, rất hay và bổ ích nhé
#THÁNG 3-4
Sau khi đã biết cách làm tất cả các dạng thì hãy bắt tay vào luyện các bộ sách sau:
+ Complete Ielts 5.0 – 6.5
+ Complete Ielts 6.5 – 7.5 
Gồm 8 chủ điểm với những bài luyện nghe thiết kế phù hợp với từng trình độ ( 5.0 -6.5 và 6.5 – 7.5 )

#THÁNG 5-6
+ Bộ Cambridge Ielts thần thánh
(kéo xuống dưới để down cả 10 quyển)

Mình khuyên các bạn nên down ebook về rồi in ra, không cần mua nhé, vì sách Ielts ở ngoài hiệu toàn sách lậu, làm bút chì vào rồi tẩy làm lại không được )
+ Sách Ielts Listening Actual test
Bộ sách bao gồm tuyển tập các đề thi thật từ năm 2008 – 2013, ebook chỉ có đến năm 2013 thôi, ngoài ra các bạn có thể ra hiệu sách để mua những đề cập nhật mới nhất những năm gần đây nhé. Chịu khó làm đây nhé vì chính là đề thi thật, có khả năng trúng đề vì chỉ có một ngân hàng đề và mỗi lần thi sẽ bốc ngẫu nhiên)

+ Ielts exam của Barron ( mình làm bộ này thấy khá sát đề thi thật)

+ A book for Ielts ( bộ này hơi khó, dành cho các bạn trình độ tầm 6.5 rồi ) 


Cày hết mấy quyển sách trên cũng đủ được band 7.0 trở lên rồi các bạn nhé. Có điều, cũng không hẳn nghe càng nhiều là càng đc điểm cao, quan trọng là phải biết các lỗi hay sai của mình, ghi lại, nghiên cứu vì sao lại sai, và cày để cải thiện điểm ở từng dạng, biết thủ thuật của từng dạng, trước khi làm full test nhé!

Xem thêm bài viết: