Dành
cho mấy bạn đang struggle với việc học từ vựng ôn thi TOEIC đạt điểm cao như mong muốn nhé!
Xem thêm bài viết:
Bước 1: Chuẩn bị mindset.
Vy biết học từ vựng mới là một việc vô cùng khó khăn, vì học đâu quên đó, ôn
lại chục lần cũng quên tuốt nên đây là một cuộc đấu tranh chung mà ai cũng phải
đối mặt. Vy còn nhớ, năm đầu tiên du học ở Mỹ, ngày nào cũng cặm cụi ngồi viết
từ ra một cuốn sổ tay và ôn đi ôn lại mỗi ngày, nhưng ngày nào cũng phát hiện
ra là mình chỉ nhớ tầm 2 từ trong số 10 từ mà ngày trước đó đã học. Bây giờ vốn
từ của Vy chắc cũng khá hơn nhiều rồi, đọc sách báo khá thoải mái, thỉnh thoảng
cũng phải tra từ nhưng nhìn chung là nắm được ý. Vậy nên, Vy muốn chia sẻ kinh
nghiệm bản thân cũng như những điều mà Vy đã học được từ thầy cô trong học kỳ
vừa rồi tham gia khoá học thạc sĩ ngôn ngữ học tại trường đại học nhé. Điều
quan trọng nhất trước khi học bất cứ một ngôn ngữ nào là phải có cái nhìn đúng
về nó và việc học từ vựng cũng vậy. Có nhiều bạn rất thích học một list từ mà
không có ngữ cảnh và bao gồm các skills khác của tiếng Anh. Học như vậy không
phải là một cách học hay vì thứ 1) bạn sẽ không có ngữ cảnh thì sẽ không biết
cách dùng từ như thế nào và tình huống nào cho đúng. 2) Không có ngữ cảnh thì
các bạn cũng sẽ rất dễ quên từ. Từ vựng không bao giờ tồn tại một mình nó mà
luôn dính liền với tình huống và những từ vựng khác đi cùng với nó. Vậy nên
cách học từ vựng tốt nhất là thông qua việc học nghe, đọc, nói, viết.
Thêm một điều nữa Vy muốn các bạn nhớ khi học từ vựng cũng như
bất kì một skills nào trong tiếng Anh đó là “dục tốc bất đạt” nên cái gì cũng
phải từ từ. Ông bà có nói mưa giầm thấm lâu, mỗi ngày đặt mục tiêu 5-10 từ mới,
nhưng ngày nào cũng làm chứ đừng để 1 tuần không đụng vô rồi tuần thứ 2 học 100
từ, kết quả có thể là chỉ nhớ được 5 từ.
Bước mindset coi như tạm đủ.
Vậy chúng ta cùng bắt đầu 5 bước để các bạn học từ thiệt hiệu
quả nha.
Bước 2: Lựa chọn nguồn và hãy học từ vựng qua các skills “thụ
động.”
Skills thụ động ở đây là 2 skills nghe và đọc. Nó có cái tên thụ
động là vì bạn để não bộ mình tiếp thu thông tin chứ không chủ động tạo ra
thông tin. Khi dành thời gian cho các kỹ năng “thụ động” như đọc và nghe (đọc
và nghe). Não bộ sẽ được tiếp xúc với một lượng lớn từ vựng. Quan trọng hơn,
bạn sẽ được học cách dùng chúng như thế nào – chúng thường đi với các từ hay
cụm từ nào, cách dùng ra sao và các loại từ khác nhau trong cùng một family.
Vậy mấu chốt của từ “thụ động” là gì? Chỉ cần nghe và đọc tiếng Anh thật nhiều
vào. Cách tiếp cận thụ động này nghe có vẻ mất thời gian nhưng đó là cách học
hiệu quả nhất.
Bạn có nhiều sự lựa chọn với cách học này:
Nếu bạn mới bắt đầu và chưa biết bắt đầu từ đâu và muốn xây dựng
kiến thức vững chắc với bài thi IELTS thì hãy bắt đầu với những nguồn sau đây:
Cho những bạn mới bắt đầu:
Xem phim dành cho trẻ em:
Series Gogo trên youtube thật sự là dành riêng cho người mới bắt đầu. Các bạn
có thể xem tại đây: https://www.youtube.com/user/EFChildren/videos
Còn nêú bạn muốn nghe, đọc, xem video có tình huống ngữ cảnh khá
hay thì có thể vào link này. Website này được thiết kế dành cho dân nhập cư mới
đến Úc.
Trình ở Upper elementary hay lower intermediate
Có thể bắt đầu xem các bộ phim của Disney Channel hay Sponge
Bob, Seasame Street. Những phim nổi tiếng thì nội dung phim hay sẽ giúp các bạn
tập trung tốt hơn
Sau đó có thể xem TV show như: How I met your mother, Friends, Seinfeld,
Firefly.
Ngoài ra có thể tải podcast về điện thoại để nghe khi đang lái xe hay lúc nào
buồn chán.
Upper Intermediate – Advanced:
Đối với những bạn đã có skills tương đối thì nên bắt đầu những
chủ đề học thuật hơn và phù hợp với chủ đề của bài thi IELTS Reading cũng như
Listening, các bạn có thể xem các nguồn sau:
BBC Words in the News
The Economist: Bao gồm nhiều bài với cách viết như bài thi IELTS
TED: Dành cho những bạn đã có kiến thức khá vững. Nguồn thông tin VIDEO cực lớn
với các chủ đề đa dạng và phong phú, còn có phụ đề giúp bạn dễ hiểu hơn
BBC 6 minutes
Discovery Channel
Youtube: Là nguồn xem phim tài liệu khá tốt. Search: Documentary, CC. sẽ hiện
ra tất cả các video có phụ đề
Các bạn có thể bắt đầu với những chủ đề mà bạn thấy thích nhưng sau đó phải mở
rộng phạm vi chủ đề vì có như vậy vốn từ vựng mới phát triển toàn diện được.
Bước 3: Trong khi nghe đọc, tiếp thu từ vựng một cách chủ động
Khi nghe hay đọc, các bạn cần lưu ý một số điểm sau:
Nghe ít nhất 3-5 lần 1 đoạn, lần đầu có thể tập trung nghe ý
tổng quát, lần 2 và 3 có thể note lại những từ cần tra từ điển để học thêm. Lần
4, 5 các bạn nên để ý cách nói, lên giọng xuống giọng ở đâu và nhại theo để học
câu, từ, cấu trúc câu.
Khi đọc nếu thấy đọc một câu mà không hiểu từ hơn một nửa thì
nên ngưng đọc nhưng nếu hiểu được 70% số từ trong câu nhưng không hiểu ý nghĩa
nguyên câu thì nên tra nghĩa từ mới, đọc lại 2-4 lần cho đến hiểu mới thôi.
2 kĩ năng nghe đọc cũng như tăng vốn từ vựng sẽ tiêu tốn khá
nhiều thời gian. Học ngôn ngữ không phải học toán, lý, hoá chỉ cần 1 buổi, 1
ngày, 2 ngày mà hiểu được bài mà ngôn ngữ là 1 kĩ năng phải được duy trì và
luyện tập thường xuyên nên các bạn phải kiên trì và có chiến thuật học mỗi ngày.
Luôn nhớ rằng từ vựng không bao giờ tồn tại riêng lẻ. Các bạn
không nên tập trung vào việc mình nghe được bao nhiêu bài hay số lượng mà nên
tập trung vào chất lượng. Mình có hiểu hết bài đã nghe hay chưa, đã note lại từ
vựng hay chưa, có hiểu tận tường bài đọc hay bài nghe hay không, cấu trúc nào
mới và hay mà mình muốn sử dụng.
Bước 4: Dùng app học từ vựng
Các app học từ vựng phổ biến có thể dùng để học từ khá hiệu quả
là quizlet.com hay Anki. Anki thì miền phí trên
Android nhưng có phí trên iOS. Các bạn tải các app trên về điện thoai, click
vào chữ Create để tạo bộ từ vựng cần học, sau đó có thể đăng ký tài khoản, nhập
từ phía bên trái và nghĩa từ bên phải.
Lúc nhập nghĩa từ, những bạn mới bắt đầu có thể nhập tiếng Việt,
sau này khi kĩ năng khá hơn thì có thể nhập tiếng Anh. Mỗi ngày đều có thể ôn
từ bằng cách chơi trò chơi. Quizlet có thêm cả chức năng phát âm từ nhanh chậm
nên các bạn có thể dùng để đọc theo để tránh phát âm sai.
Lưu ý: Bạn cần viết đúng chính tả khi học từ mới và PHÁT ÂM
chính xác.
Khi học từ vựng mới, các bạn tuyệt đối không được lừoi tra từ
điển để nghe cách phát âm. Điều quan trọng nhất là xem vị trí dấu nhấn ở đâu,
đọc rõ âm được nhấn và giảm âm âm sau được nhấn. Nhấn âm và giảm âm là rất quan
trọng trong việc học từ mới và sử dụng từ vựng mới. Ngoài ra quizlet có chức
năng giúp bạn học cách đánh vần từ, nên sau khi nhập từ thì nhớ chơi trò
spelling để nhớ cách đánh vần.
Lưu ý dành cho những bạn luyện thi IELTS speaking: Học đúng từ –
List từ thông dụng nhất cho văn nói
RẤT QUAN TRỌNG! Năng lượng cơ thể và thời gian là 2 thứ hữu hạn
nên bạn cần dùng chúng một cách khôn ngoan nhất. Nếu bạn dành thời gian học tập
từ vựng để luyện thi IELTS, bạn cần đảm bảo rằng bạn đang học từ vựng thích hợp
và chon lọc với kì thi này. Một sai lầm rất phổ biến là khi nhìn thấy một từ,
bạn không hiểu nghĩa và nghĩ rằng từ đó quan trọng và cần phải học. Không phải
như vậy. KHÔNG PHẢI TỪ NÀO CŨNG QUAN TRỌNG NHƯ NHAU. Bạn muốn tập trung thời
gian và công sức vào những từ bạn sẽ sử dụng nhiều nhất. Đặc biệt là với phần
thi IELTS Speaking, có một list từ thông dụng trong văn nói mà bạn cần tập
trung vào chúng trước. Các bạn tham khảo blog sau để học từ vựng theo chủ đề,
blog bao gồm tất cả các chủ đề thông dụng nhất cho IELTS speaking.
Ngoài ra đối với những bạn đã có một số vốn từ nhất định và
skills Reading, Listening và Writing khá tốt, thì có thể tham khảo list tư gợi
ý bao gồm 570 từ phổ biến nhất trong văn bản học thuật các loại. Các từ này
nhìn có vẻ đơn giản nhưng thực ra nó được dùng rất nhiều trong các văn bản học
thuật.
Nguồn:
Academic Vocabulary from The University of Nottingham: Website
này cực kỳ hữu ích. Feature không chỉ bao gồm list từ à còn có AWL highlighter
and gapmaker. Check it out!
Bước 5: Đừng chỉ viết ra từ – Học collocation và cụm từ
Nếu tôi chỉ được phép đưa ra một lời khuyên cho việc học từ
vựng, thì đây chính là lời khuyên tôi sẽ đưa ra. Vì sao? Chúng ta không bào giờ
dùng một từ riêng biệt cả, mà luôn là cụm từ, câu đi kèm ngữ cảnh vậy nên bạn
cần phải biết ngữ cảnh của từ và những từ mà chúng đi chung.
Ví dụ: Analyze cái gì? Analyze data, information, result etc.
Bước 6: Ôn lại mỗi ngày. Ôn ở đây không phải chỉ là mở note hay
app ra xem lại từ mà phải chủ động đọc lại từ, nghe từ và nhớ lại ngữ cảnh của
từ.
Bạn nào thấy bài viết bổ ích thì like, share để Vy có động lực
viết bài thêm nhé. Thank you!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét